Chỉnh sửa gen thụ thể CD163 ở tế bào nguyên bào sợi của lợn bằng công nghệ CRISPR/CAS9

Nguyễn Văn Ba, Giang Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Lệ Hương, Phạm Thu Thảo, Nguyễn Khánh Vân và Phạm Doãn Lân.

  • Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi
Từ khóa: Chỉnh sửa gen, CD163, tế bào nguyên bào sợi, CRISPR/CAS9.

Tóm tắt

Thụ thể CD163 đóng vai trò quan trọng trong sinh học của vius gây bệnh tai xanh, tạo điều
kiện cho virus xâm nhập và gây nhiễm trùng cho các tế bào đích. Nghiên cứu này được thực hiện
với mục đích chỉnh sửa vùng exon7 gen CD163 nhằm gây bất hoạt thụ thể CD163 ở tế bào nguyên
bào sợi của lợn từ đó hạn chế khả năng xâm nhập của virus gây bênh tai xanh. Vector CRISPR
pX459 được gắn đoạn gARN đặc hiệu với vùng exon7 của thụ thể CD163 ở lợn và được biến
nạp vào vi khuẩn E. coli. Vector CRISPR pX459-CD163 đã được nhân dòng và tách chiết thành
công có nồng độ cao (1.700 ng/µl) được sử dụng để chuyển vào tế bào nguyên bào sợi lợn. Vector
CRISPR pX459-CD163 được chuyển vào tế bào nguyên bào sợi lợn trong môi trường bổ sung 7,5µl
LipofectamineTM 3000, ủ trong 48h. Sử dụng môi trường chứa kháng sinh Puromycin nồng độ 2-10
µg/ml để sàng lọc tế bào được chuyển vector thành công. Kết quả đã tạo ra dòng tế bào nguyên bào
sợi lợn được chỉnh sửa vùng exon7 gen CD163 gây biến đổi C thành T và tương ứng acid amine
Alanine thành Valine. Kết quả nghiên cứu đã mở ra triển vọng trong việc ứng dụng kết hợp công
nghệ CRISPR/CAS9 và nhân bản để tạo lợn kháng virus gây bệnh tai xanh

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-03-12