Vấn đề kế hoạch hóa ngôn ngữ

  • Văn Khang Nguyễn
Từ khóa: Kế hoạch hóa ngôn ngữ, Chính sách ngôn ngữ, Ngôn ngữ học xã hội, Cảnh huống ngôn ngữ, Thái độ ngôn ngữ

Tóm tắt

Cùng với chính sách ngôn ngữ (language policy), kế hoạch hóa ngôn ngữ (language planning) là một trong hai nội dung quan trọng nhất của ngôn ngữ học xã hội vĩ mô (macro sociolinguistics), có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề về quản lý ngôn ngữ. Ngôn ngữ là của riêng con người, theo đó, con người không chỉ biết sử dụng ngôn ngữ mà còn tác động tích cực vào ngôn ngữ để ngôn ngữ có thể phục vụ tốt nhất mục đích giao tiếp của con người. Với ba nội dung cơ bản là kế hoạch hóa địa vị ngôn ngữ (language status planning), kế hoạch hóa bản thể ngôn ngữ (language corpus planning) và kế hoạch hóa uy tín ngôn ngữ (language prestige planning), kế hoạch hóa ngôn ngữ được tiến hành như thế nào ở các cộng đồng giao tiếp (community of speech) còn tùy thuộc vào hàng loạt các nhân tố, trong đó nổi lên là: cảnh huống ngôn ngữ (language situation), thái độ ngôn ngữ (language attitude), mối quan hệ giữa kế hoạch hóa ngôn ngữ với chính sách ngôn ngữ.

Tác giả

Văn Khang Nguyễn

GS.TS., Trường Đại học Phenikaa (Việt Nam), Nguyên cán bộ Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-23
Chuyên mục
Các bài chính