Hiện tượng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong văn học thời kỳ Đổi mới: 35 năm nhìn lại

  • Thị Mỹ Hạnh Vũ
Từ khóa: Nghiên cứu văn học, Thể loại văn học, Văn xuôi Đổi mới, Truyện ngắn, Tác gia, Văn học Việt Nam, Nguyễn Huy Thiệp

Tóm tắt

Trong lịch sử văn học Việt Nam, truyện ngắn là thể loại có nhiều thành tựu và luôn vận động, biến đổi theo kịp xu thế của thời đại. Đặc biệt là sau năm 1986, cùng với công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới văn học, truyện ngắn đã nhanh nhạy, khái quát được những vấn đề sâu sắc đặt ra trong cuộc sống. Nguyễn Huy Thiệp là một trong số những cây bút truyện ngắn được coi như hiện tượng của văn học lúc bấy giờ, là nhà văn đầu tiên tạo ra bước ngoặt quan trọng trong tiến trình đổi mới ấy với hàng loạt những truyện ngắn xuất sắc, khai thác được nhiều vấn đề thuộc về bản chất văn học, những góc nhìn mới đầy táo bạo. Sự xuất hiện các tác phẩm của ông đã gây nhiều tranh cãi và có lẽ sẽ còn để lại nhiều dấu ấn trong dòng chảy văn đàn Việt Nam, đặc biệt là truyện ngắn. 35 năm sau Đổi mới (1986-2021), cũng là năm Nguyễn Huy Thiệp mãi mãi ra đi, chúng ta cùng nhìn lại những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà.

Tác giả

Thị Mỹ Hạnh Vũ

ThS., Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.



điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-22
Chuyên mục
Các bài chính