Mô hình tích tụ, tập trung ruộng đất vùng đồng bằng sông Cửu Long: Nhìn từ sự tham gia của nông dân và ứng dụng khoa học và công nghệ

  • Hoài Nam Đỗ
  • Thị Thanh Vân Khúc
  • Kim Toàn Nguyễn
Từ khóa: Tích tụ ruộng đất, Tập trung ruộng đất, Dồn điền đổi thửa, Cánh đồng lớn, Sự tham gia của nông dân, Khoa học và công nghệ, Đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt

Mô hình tích tụ đất đai tại đồng bằng sông Cửu Long có những khác biệt so với cả nước. Hình thức dồn điền đổi thửa không áp dụng được tại vùng đất này. Cánh đồng lớn là mô hình tập trung ruộng đất được nhiều người nông dân hưởng ứng và chỉ tập trung vào việc sản xuất lúa. Việc tham gia của nông dân và ứng dụng khoa học và công nghệ vào mô hình cánh đồng lớn được thực hiện rộng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm đánh giá thực trạng quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất ở vùng đất này hiện nay, cũng như thúc đẩy sự tham gia của nông dân và ứng dụng khoa học và công nghệ vào các mô hình tích tụ và tập trung ruộng đất, bài viết tiếp cận các mô hình tích tụ và tập trung ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long từ hai khía cạnh: sự tham gia của nông dân và ứng dụng khoa học và công nghệ.

Tác giả

Hoài Nam Đỗ

GS.TS.

Thị Thanh Vân Khúc

TS., Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Kim Toàn Nguyễn

TS., Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Phát triển.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-18
Chuyên mục
Các bài chính