Tổ chức bản của một số tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam

  • Ngọc Thanh Nguyễn
Từ khóa: Bản, Đơn vị hành chính, Ranh giới, Quy ước, Miền núi phía Bắc, Lễ hội, Việt Nam

Tóm tắt

Bản là hình thức tổ chức xã hội quan trọng ở các dân tộc thiểu số thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Mỗi bản đều có miếu thổ thần, tọa lạc ở một nơi bên trong bản hay khu rừng cấm, rừng thiêng - nơi tổ chức nghi lễ cầu an cho cộng đồng hằng năm. Lễ hội của bản đã và đang làm thỏa mãn đời sống tâm linh, cũng là môi trường bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người. Bài viết phân tích các đặc trưng “bản” của một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam từ tên gọi, ranh giới, hình thức quản lý bản truyền thống và hiện nay, đồng thời chỉ rõ vai trò của trưởng bản trong điều hành sản xuất, điều phối đất đai, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng cấm và giữ gìn trật tự, an ninh...

Tác giả

Ngọc Thanh Nguyễn

PGS.TS., Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-10
Chuyên mục
Các bài chính