Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

  • Tạp chí Thông tin KHXH Tạp chí Thông tin KHXH
  • Tất Thắng Bùi
Từ khóa: Chiến lược phát triển, Quốc gia thịnh vượng, Thể chế, Mô hình tăng trưởng, Nguồn lực phát triển, Động lực phát triển

Tóm tắt

Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) của Việt Nam đang dần đi đến những năm cuối với dự kiến đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kế thừa và phát huy tốt những thành quả nổi bật của thời kỳ trước, đó là vượt qua tình trạng nước nghèo để chính thức trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Tuy vẫn còn ở mức thu nhập trung bình thấp, nhưng nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ Chiến lược mới (2021-2030) với những cơ hội mới và tâm thế mới để vươn tới khát vọng vượt qua bẫy thu nhập trung bình, trở thành quốc gia thịnh vượng và có mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Bài viết bàn về một số định hướng phát triển lớn, bao gồm các yếu tố về thể chế, về mô hình tăng trưởng, về các nguồn lực, động lực để hướng tới việc hiện thực hóa mục tiêu khát vọng nêu trên.

Tác giả

Tất Thắng Bùi

PGS.TS., Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Email: thangbt.vids@mpi.gov.vn

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-21
Chuyên mục
Các bài chính