Tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc và quá trình chuyển hướng sáng tác của các tiểu thuyết gia

  • Tạp chí Thông tin KHXH Tạp chí Thông tin KHXH
  • Hiền Nguyễn Thị
Từ khóa: Văn học Trung Quốc, Tiểu thuyết tiên phong, Quá trình hình thành, Chuyển hướng sáng tác, Thế kỷ XXI, Trung Quốc

Tóm tắt

Bắt đầu từ thập niên 1980, tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc trải qua hai cao trào và hai giai đoạn phát triển chủ yếu, sau đó đi vào thoái trào nhưng lại được phục hưng từ những năm 1990 đến nay. Trong giai đoạn phục hưng, một số tiểu thuyết gia tiên phong (nổi bật là Dư Hoa, Tô Đồng, Mạc Ngôn, Lâm Bạch và một số nhà văn “thời đại tân sinh”, “hậu 70”) đã có sự chuyển hướng trong sáng tác: quay về tự sự truyền thống, khai thác sáng tác dân gian, phản ánh đời sống hiện thực và sáng tác tự giác. Bài viết tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc và sự chuyển hướng sáng tác của các tiểu thuyết gia theo trào lưu này.

Tác giả

Hiền Nguyễn Thị

TS., Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Email: hienthongtinguvan@gmail.com

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-16
Chuyên mục
Các bài chính