CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG NGỪA BẮT NẠT TRỰC TUYẾN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

  • Mai Mỹ Hạnh
  • Giang Thiên Vũ
  • Cao Đặng Nghi Thư
  • Đỗ Mai Ý Nhi
Từ khóa: bắt nạt trực tuyến; phòng ngừa bắt nạt trực tuyến; rèn luyện kĩ năng; nâng cao nhận thức; chương trình phòng ngừa bắt nạt trực tuyến

Tóm tắt

Xây dựng chương trình phòng ngừa bắt nạt trực tuyến (BNTT) là cơ sở quan trọng để đảm bảo môi trường học đường an toàn cho học sinh (HS). Bài viết đề cập việc thực nghiệm (TN) chương trình phòng ngừa BNTT dành cho học sinh trung học (HSTH) ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) bao gồm 5 nội dung: (1) Tìm hiểu về BNTT; (2) Sàng lọc nguy cơ BNTT và bị BNTT; (3) Rèn luyện kĩ năng ứng phó với BNTT; (4) Can thiệp và hỗ trợ tâm lí liên quan đến hành vi BNTT; (5) Truyền thông lan tỏa ý thức phòng ngừa BNTT trên không gian mạng. Chương trình phòng ngừa BNTT dành cho HSTH trên cơ sở kết hợp giữa nhà trường và nhóm nghiên cứu; kết hợp giữa các biện pháp: (1) Truyền thông nâng cao nhận thức về BNTT và ý nghĩa của việc phòng ngừa BNTT; (2) Sàng lọc nguy cơ BNTT và hỗ trợ tâm lí học đường các vấn đề liên quan đến BNTT; (3) Giáo dục kĩ năng phòng ngừa BNTT lồng ghép trong môn học, chuyên đề riêng biệt hoặc hoạt động giáo dục của nhà trường. Kết quả TN chứng minh giả thuyết TN được chấp nhận. Sau TN, nhận thức của HS được nâng cao rõ rệt: thay đổi quan điểm về hình thức sàng lọc nguy cơ BNTT và tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lí học đường để vượt qua các khó khăn, trở ngại về sức khỏe tâm thần (SKTT) do BNTT gây ra, hướng đến sự phát triển khỏe mạnh.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-22