KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA DỊCH ÉP TỎI LÝ SƠN LÊN MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC VÀ CẤU TRÚC GAN, THẬN, LÁCH CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus var. albino) BỊ NHIỄM CHÌ

  • Hồ Hữu Duy
  • Hồ Linh Kiều Nhi
  • Phạm Thành Vinh
  • Nguyễn Thị Thương Huyền
Từ khóa: dịch ép tỏi; độc tính của chì; Tỏi Lý Sơn; tế bào máu chuột

Tóm tắt

Tỏi (Allium sativum) là một loại dược liệu được biết đến với khả năng giảm tác động của chì, một kim loại nặng độc hại với sức khỏe và cấu trúc của các cơ quan. Nghiên cứu này tập trung khảo sát hiệu quả của dịch ép tỏi Lý Sơn trong việc bảo vệ chống lại độc tính chì, qua các chỉ số huyết học và cấu trúc gan, thận và lách chuột. 48 chuột, chia thành 6 nghiệm thức: đối chứng (ĐC); chì (Pb); nitrate (N); tỏi (T500); chì kết hợp với dịch ép tỏi Lý Sơn ở liều 250 mg/kg/bw (PbT250); và chì kết hợp với dịch ép tỏi Lý Sơn ở liều 500 mg/kg/bw (PbT500), kéo dài trong 8 tuần. Kết quả cho thấy dịch ép tỏi Lý Sơn (250 mg/kg trọng lượng cơ thể) ban đầu có tác dụng duy trì ổn định các chỉ số huyết học (số lượng tế bào hồng cầu, tiểu cầu, hematocrit) và cấu trúc mô học của gan và thận dưới tác động của chì. Tuy nhiên, tác dụng này chưa được thể hiện rõ trên số lượng tế bào bạch cầu, chỉ số hemoglobin và cấu trúc mô học của lách. Để đánh giá toàn diện hiệu quả bảo vệ chống lại độc tính chì của dịch ép tỏi Lý Sơn, nghiên cứu cần thực hiện các chỉ số sinh hoá máu chuột và kéo dài thời gian nghiên cứu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-27