QUAN NIỆM VỀ QUỐC HỌC CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM BA THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XX

  • Đoàn Nguyễn Thùy Trang
Từ khóa: trí thức; hiện đại hóa; ý thức dân tộc; quốc học

Tóm tắt

Bài báo này tìm hiểu quan niệm về quốc học của giới trí thức Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỉ XX thông qua việc khảo sát và phân tích nội dung tư liệu sách, báo đương thời nhằm làm rõ ý nghĩa của quan niệm này đối với văn hóa Việt Nam. Bài viết chia thành hai giai đoạn: từ 1900 đến 1913 và từ 1913 đến 1932. Giai đoạn 1900-1913 đánh dấu vai trò nổi bật của các trí thức Nho sĩ cựu học, còn giai đoạn 1913-1932 có sự tham gia nhiều hơn của trí thức tân học. Kết quả nghiên cứu cho thấy quan niệm về quốc học đã thể hiện ý thức mới của trí thức về quốc gia – dân tộc và đã góp phần kiến tạo lại bản sắc, thúc đẩy hiện đại hóa nền văn hóa Việt Nam. Việc nhận diện đúng bản chất quan niệm quốc học đầu thế kỉ XX sẽ giúp đánh giá xác đáng hơn vai trò của vấn đề quốc học trong diễn trình văn hóa Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-07-22