THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRẺ MẦM NON Ở GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • Nguyễn Thị Kim Anh
  • Nguyễn Thị Thanh Bình
  • Hoàng Thị Hồng Thương
Từ khóa: Thành phố Hồ Chí Minh; phòng chống bạo lực trẻ mầm non; giải pháp phòng chống bạo lực trẻ mầm non ở gia đình

Tóm tắt

Bài viết này trình bày kết quả khảo sát 394 giáo viên mầm non (GVMN), 179 cán bộ quản lí (CBQL), 187 phụ huynh (PH), 100 cán bộ thuộc tổ chức chính trị xã hội (TCCTXH) về các giải pháp phòng chống bạo lực trẻ mầm non (MN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Những giải pháp như: “Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi”; “Nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về BVTE”; “Giáo dục, tư vấn kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ em, trẻ tuổi MN”; “Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kĩ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ BVTE và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ” được CBQL, GVMN, PH, TCCTXH đánh giá là những giải pháp hiệu quả để phòng, chống bạo lực trẻ MN ở gia đình.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-11