ĐIỂM NHÌN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT KHI MIÊU TẢ NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975

  • Nguyễn Thị Thu Hằng
  • Trần Thị Nhật
Từ khóa: tiểu thuyết lịch sử; nhân vật anh hùng; điểm nhìn; giọng điệu

Tóm tắt

Bài viết này nghiên cứu điểm nhìn và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 về miêu tả nhân vật anh hùng. Từ nhiều góc độ khác nhau của người kể chuyện, các tác giả đã khắc họa hình tượng những nhân vật anh hùng trong lịch sử một cách sinh động và đa dạng. Khi kể chuyện bằng ngôi thứ ba, nhân vật anh hùng lịch sử xuất hiện với ngoại hình và thần thái hơn người, toát lên ánh hào quang thần thánh và là nỗi khiếp sợ của quân thù. Khi thâm nhập vào thế giới bên trong nhân vật để trần thuật, từ điểm nhìn chủ quan này, người trần thuật đã sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp cùng độc thoại nội tâm. Lúc này, nhân vật anh hùng dân tộc cũng mang những giận hờn, yêu ghét, thậm chí phàm tục, đam mê và khát vọng. Sự linh hoạt di chuyển điểm nhìn trần thuật cùng sự thay đổi và kết hợp nhiều giọng điệu kể chuyện: ngợi ca hào sảng, trầm buồn, trữ tình, triết lí hay chiêm nghiệm đã góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng nhân vật anh hùng. Qua phân tích điểm nhìn và giọng điệu trần thuật, bài viết cho thấy sự vận động của thể loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, cũng như năng lực sáng tạo và sự đóng góp của các nhà văn sau 1975 trong việc miêu tả nhân vật lịch sử.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-07