MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TẠI XÃ LƯƠNG HÒA, HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE

  • Huỳnh Phẩm Dũng Phát
  • Nguyễn Thị Lan Anh
Từ khóa: kinh tế nông thôn; xã Lương Hòa; sản phẩm chủ lực; OCOP; nông thôn mới

Tóm tắt

Sự chủ động tham gia của người dân là yếu tố then chốt góp phần nhanh chóng hoàn thành mục tiêu Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020. Bài viết nghiên cứu kết quả khảo sát mức độ nhận biết của người dân về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tại xã Lương Hòa (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), nhằm đưa ra những khuyến nghị và đề xuất giải pháp để thực hiện hiệu quả mục tiêu chương trình OCOP. 150 phiếu khảo sát được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thang đo tin cậy hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân trên địa bàn xã chưa thực sự nhận biết rõ ràng về nội dung cũng như tầm quan trọng của chương trình OCOP. Giải pháp tối ưu được khuyến nghị là địa phương cần phải thay đổi tập quán sản xuất manh mún, khơi dậy khả năng sáng tạo khởi nghiệp, hướng người dân vào nền kinh tế thị trường, đem đến sự phát triển bền vững của khu vực nông thôn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-07