Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và giải phẫu của loài cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt) phân bố ở khu vực Nam Bộ

  • Quách Văn Toàn Em
Từ khóa: giải phẫu của lá cây; cây Cóc đỏ; cây ngập mặn; hình thái lá; giải phẫu của thân cây

Tóm tắt

Cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) là loài cây chính thức của rừng ngập mặn, đã được ghi trong Sách Đỏ Thế giới IUCN 2010 cấp LC và ở cấp VU trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. Bài báo này, nghiên cứu về một số đặc điểm hình thái và giải phẫu của lá và thân cây Cóc đỏ bằng phương pháp hình thái so sánh, vi phẫu nhuộm kép tạm thời, đo kích thước mẫu và chụp hình tiêu bản trên kính hiển vi nhằm góp phần cung cấp dẫn liệu về một số đặc điểm thích nghi của loài cây Cóc đỏ phân bố ở Nam Bộ với các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau. Kết quả cho thấy, thân cây Cóc đỏ có tầng cutincul dày, lớp hậu mô dày tăng tính cơ học, gỗ phát triển; lá Cóc đỏ có mô giậu phân bố ở hai mặt lá, lỗ khí phân bố ở hai mặt của lá, mô nước phát triển, đồng thời khi so sánh lá ở ba khu vực với nhau có sự khác nhau rõ rệt, độ dày phiến lá thì lá ở Côn Đảo (970,39 ± 70,35 mm) dày nhất, tiếp đến là lá ở Cần Giờ (929,06 ± 26,34 mm), cuối cùng là lá ở Phú Quốc (870,30 ± 74,84 mm).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-04
Chuyên mục
Bài viết