TRẦN ĐỨC THẢO VÀ KARL POPPER: NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG CÁCH TIẾP CẬN CHỦ NGHĨA MÁC

  • Bùi Lan Hương
Từ khóa: Karl Popper; Trần Đức Thảo; chủ nghĩa Mác; sự khác biệt

Tóm tắt

Bài viết phân tích những khác biệt trong nghiên cứu chủ nghĩa Mác của hai nhà triết học nổi tiếng thế kỉ XX – Trần Đức Thảo và Karl Popper. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng trong xuất thân và sự nghiệp nhưng nếu như Trần Đức Thảo chuyển từ lập trường duy tâm sang lập trường duy vật dưới sự ảnh hưởng của triết học Mác, trở thành nhà Mác-xít chân chính, kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác thì Karl Popper lại rời bỏ chủ nghĩa Mác và trở thành người phê phán chủ nghĩa này một cách cương quyết, bởi hai ông đã đứng trên hai lập trường khác nhau để tiếp cận chủ nghĩa Mác. Nếu Trần Đức Thảo đến với chủ nghĩa Mác với tư cách là người dân yêu nước của một nước thuộc địa nhằm tìm kiếm một hệ thống lí luận cách mạng giải phóng dân tộc thì K. Popper đã đứng trên lập trường dân chủ cải lương của công dân một nước tư bản để phê phán học thuyết này. Tuy nhiên, dù nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở góc độ nào thì cả Karl Popper và Trần Đức Thảo đều là những nhà khoa học “tư duy không biết mệt”, say mê nghiên cứu với một tinh thần phản biện
chân chính.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-13