NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN HÓA SINH LÍ, HÓA SINH THEO TUỔI PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ NA (Annona squamosa L.) TRỒNG TẠI THANH HÓA

  • Lê Văn Trọng
Từ khóa: quả na; chỉ tiêu sinh lí; chỉ tiêu sinh hóa; chín sinh lí

Tóm tắt

Bài báo trình bày sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả na từ khi hình thành cho đến khi quả chín. Hàm lượng diệp lục trong vỏ quả na đạt giá trị cao nhất khi được 13 tuần tuổi và giảm nhanh khi quả ở 15 tuần tuổi, hàm lượng carotenoit thấp từ khi hình thành quả đến 13 tuần tuổi sau đó tăng nhanh cho đến khi quả chín hoàn toàn. Hàm lượng vitamin C và hàm lượng đường khử tăng liên tục và đạt giá trị tối đa ở 15 tuần tuổi sau đó giảm nhẹ. Hàm lượng axit hữu cơ tổng số tăng đến 11 tuần tuổi sau đó giảm xuống. Hàm lượng tinh bột tăng dần từ những thời kì đầu và đạt cực đại khi quả 13 tuần tuổi, sau đó giảm dần. Hoạt độ của α- amylaza trong thịt quả na biến động phù hợp với sự biến động của tinh bột và đường khử theo tuổi phát triển của quả. Hoạt độ catalaza tăng dần và đạt cực đại khi quả 13 tuần tuổi rồi giảm dần. Hoạt độ peroxydaza tăng liên tục đến khi quả chín. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng ở tuần thứ 15 giá trị dinh dưỡng của quả là tốt nhất, vì vậy quả na nên được thu hoạch ở thời điểm này để đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong quá trình bảo quản.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-12