Giá trị giáo dục tại các trường tư Công giáo dưới thời Pháp thuộc (1860-1945) trong tinh thần xây dựng xã hội Việt Nam

  • Lê Thị Hoa Marie.

Abstract

Bài viết này nhằm mục đích tìm hiểu giá trị giáo dục
của các trường tư thục Công giáo trong lịch sử Kitô giáo đến Việt
Nam từ đầu thế kỷ XVI và phát triển mạnh đặc biệt dưới thời
Pháp thuộc địa tới năm 1945. Nếu chữ Quốc ngữ đã được
Alexandre de Rhode cổ vũ ngay từ thế kỷ XVII, nhằm đào tạo linh
mục bản xứ và giảng dạy giáo lý, thì hệ thống giáo dục các
trường tư Công giáo chỉ được thiết lập chính thức tại Việt Nam
vào năm 1924. Phải chăng hệ thống giáo dục tư thục Công giáo
tại Việt Nam đã được công nhận chính thức vào thời kỳ hình
thành hệ thống giáo dục Pháp bản xứ bắt đầu từ năm 1917? Hay
giá trị giáo dục tại nhà trường đầu thế kỷ XX của Công giáo vừa
đáp ứng nhu cầu của Giáo hội và xã hội Việt Nam, vừa hội tụ giá
trị đạo đức Á-Âu về bản chất tự nhiên của con người Việt Nam,
đồng thời phản ánh được phương pháp sư phạm, hầu đáp ứng
được chất lượng giảng dạy và tiếp cận được chương trình giáo
dục Pháp - Việt, từ cấp I đến cấp III. Bài nghiên cứu này không
nhằm mục đích chống lại luật thế tục hóa của Pháp tại nhà
trường, đã được áp đặt cho Nam Kỳ, nhưng sẽ nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của hệ thống giáo dục tư thục Công giáo, không
chỉ liên quan đến chương trình giảng dạy khoa học, mà còn liên
quan tới giá trị giáo dục văn hóa mà các nhà truyền giáo Pháp
đã hội tụ kiến thức phương Tây và hội nhập văn hóa Viễn Đông.

điểm /   đánh giá
Published
2023-11-09
Section
Articles