Tục thờ Ghe Sáu vùng cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

  • Lê Thu Vân
Từ khóa: Bửu Sơn Tự; Ghe Sáu; Trần Văn Thành; cù lao Ông Chưởng; An Giang.

Tóm tắt

Tục thờ Ghe Sáu là một trong những hoạt động tín
ngưỡng dân gian đặc biệt phản ánh hiện tượng tôn sùng vật linh
kết hợp với tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc thời cận đại của cư
dân vùng cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Ghe Sáu là chiếc ghe có sáu bổ chèo, được phối thờ với Quản cơ
Trần Văn Thành trong Bửu Sơn tự. Chiếc ghe này từng là vật
dụng quan trọng có một không hai của ông trong cuộc khởi nghĩa
Bảy Thưa (1867-1873). Tục thờ này mang đặc trưng văn hóa địa
phương rất rõ nét, thể hiện tinh thần yêu nước, thái độ ứng xử
của cư dân nơi đây đối với môi trường sinh thái - văn hóa sông
nước. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày ba vấn đề
chính: Quá trình hình thành tục thờ Ghe Sáu; một số đặc điểm
nổi bật của tục thờ; ý nghĩa và vai trò của tục thờ này đối với đời
sống văn hóa của cư dân vùng cù lao Ông Chưởng. Qua đó, góp
phần khẳng định tục thờ Ghe Sáu là một trong những đăc̣ trưng
văn hóa của khu vực, rất cần được bảo lưu và phát huy.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-09
Chuyên mục
Articles