Biểu tượng Ông Nồi, Ông Độôc và giả thuyết về gốc tích của một làng gốm có nhiều dấu vết Champa

  • Nguyễn Thị Tâm Hạnh
Từ khóa: Biểu tượng; làng gốm; phân tích diễn giải; Phước Tích.

Tóm tắt

Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa
Thiên Huế) được biết đến là một trong hai ngôi làng cổ được
xếp hạng Di tích Quốc gia (2009) của Việt Nam. Cùng với hệ
thống kiến trúc, công trình văn hóa, di tích, di vật, cổ vật, di chỉ
khảo cổ học thì nghề gốm là một di sản đặc biệt nổi bật của ngôi
làng này. Với sự hiện diện của các dấu vết Champa (linga -
yoni, địa danh Cồn Dương, miếu Bà Dương) cũng như những
hiện vật khảo cổ gốm có đặc điểm khác biệt (hoa văn, độ nung,
loại hình) so với gốm Phước Tích thường thấy, khiến người ta
không thể không đặt câu hỏi về cội nguồn truyền thống gốm ở
nơi đây. Từ những quan điểm lý thuyết về biểu tượng và phân
tích diễn giải, trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi sẽ tiến
hành phân tích “Ông Nồi”, “Ông Độôc” - với tư cách là biểu
tượng được dẫn liệu từ huyền thoại (văn bản) và với tư cách là
biểu tượng như một đơn vị trong cấu trúc nghi lễ cúng tổ nghề
(hành động xã hội) được nhìn thấy trong cộng đồng người làm
gốm làng Phước Tích. Trên cơ sở mô tả, phân tích cấu trúc,
thuộc tính cũng như ý nghĩa của các biểu tượng này từ diễn giải
của người địa phương cũng như những đối sánh với các sự kiện,
bối cảnh lịch sử xã hội của một làng nghề, chúng tôi sẽ đi tìm
những kiến giải để trả lời cho nghi vấn về gốc tích thực sự của
một làng gốm có lịch sử gần 500 năm này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-03
Chuyên mục
Articles