Lịch sử hình thành và phát triển của Thiền phái Tào Động ở Đàng Ngoài
Tóm tắt
Tào Động là một trong năm thiền phái ở Trung
Quốc (Quy Ngưỡng, Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp
Nhãn) có mạch nguồn từ Tào Khê do Lục Tổ Huệ Năng
(638-713) khai sáng. Thiền phái Tào Động do Thiền sư
Động Sơn Lương Giới (807 - 869) và đệ tử là Thiền sư Tào
Sơn Bản Tịch (840 - 901) sáng lập. Thiền phái Tào Động
được Thiền sư Thủy Nguyệt (1637-1704) tiếp thu rồi truyền
vào Việt Nam vào thế kỷ XVII. Ông quê ở Thái Bình sang
Trung Quốc tu học với Thiền sư Nhất Cú Tri Giáo – tổ đời
thứ 35 thiền phái Tào Động Trung Quốc. Năm 1667, Thiền
sư Thủy Nguyệt trở về trú tại chùa Tư Phúc (chùa Hun) ở
núi Côn Sơn. Từ đây, Thiền sư Thủy Nguyệt thu nhận đệ tử
và truyền thiền phái Tào Động đến các vùng xung quanh
khiến cho thiền phái Tào Động phát triển rực rỡ ở Đàng
Ngoài vào thế kỷ XVII-XVIII và có ảnh hưởng lớn đến Phật
giáo Việt Nam thời kỳ này. Từ cách tiếp cận lịch sử tôn giáo,
khảo cứu các tư liệu về thiền phái Tào Động và khảo sát
thực địa tại một số địa bàn, bài viết làm rõ quá trình du
nhập, những đặc điểm cơ bản cũng như ảnh hưởng xã hội
của thiền phái Tào Động ở Đàng Ngoài.