Biến đổi trong thực hành thờ Thăng Long Tứ Trấn ở Hà Nội

  • Phạm Minh Phương
Từ khóa: Biến đổi; thờ thần; Bạch Mã; Voi Phục; Kim Liên, Quán Thánh; Hà Nội.

Tóm tắt

Từ hàng ngàn năm qua, những thực hành tín
ngưỡng truyền thống là một trong những yếu tố nền tảng
trong xây dựng đời sống văn hóa - xã hội của người dân
Thăng Long - Hà Nội1
xưa và nay. Trong cuộc sống có nhiều
biến động hiện nay, những thực hành ấy đang diễn ra như thế
nào? Có những yếu tố nào được duy trì, tiếp nối, và đâu là
những biến đổi có thể quan sát được? Có phải truyền thống
đã mai một như nhiều người luôn lo ngại, hay thực sự truyền
thống vẫn được bảo lưu, chỉ là biểu hiện trong những dạng
thức mới mẻ hơn do kết quả của quá trình tái tạo truyền
thống? Bài viết này, từ cách tiếp cận Tôn giáo học sẽ nhận
diện và phân tích những biến đổi về thờ thần Thăng Long tứ
trấn ở Hà Nội theo dòng lịch sử. Thăng Long tứ trấn là thuật
ngữ chỉ bốn ngôi đền, quán, đình thờ các vị thần linh ở bốn
hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc của Thăng Long - Hà Nội: Đền
Bạch Mã (hướng Đông, thuộc quận Hoàn Kiếm), đền Voi
Phục Thủ Lệ (hướng Tây, thuộc quận Ba Đình), đền/đình Kim
Liên (hướng Nam, thuộc quận Đống Đa), đền Quán Thánh
(hướng Bắc, thuộc quận Ba Đình).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-31
Chuyên mục
Articles