Nhìn lại vấn đề thờ kính Thánh tử đạo tại Việt Nam hơn 30 năm sau sự kiện phong thánh ngày 19/6/1988

  • Nguyễn Thế Nam
Từ khóa: Thánh tử đạo; đền thánh; phong thánh; thờ kính.

Tóm tắt

Ngày 19/6/1988, Tòa Thánh Roma đã chính thức cử
hành lễ phong thánh cho 117 “chân phước tử đạo” tại Viêṭ
Nam. Sự kiện này đặt trong bối cảnh đương thời đã gây ra
nhiều luồng dư luận khác nhau. Trải qua thời gian hơn 30
năm, bằng thái độ thiện chí từ cả phía Nhà nước Viêṭ Nam và
Giáo hội Công giáo, các thánh tử đaọ Công giáo taị Viêṭ
Nam đã đươc̣ thờ kı́nh taị hầu hết những điạ điểm có liên
quan đến họ, người dân được tự do tôn thờ, cầu xin, và thực
hiện các nghi lễ, lễhội tại những đền thánh này theo đúng
quy định của pháp luật Viêṭ Nam và thông lệ quốc tế. Hiện
vẫn tiếp tục có những những nhân vật Công giáo khác taị Viêṭ
Nam đang được tiến hành hoặc chờ đươc̣ xét duyêṭ hồ sơ
phong thánh; đã và đang có nhiều đền thánh Công giáo trên
địa bàn cả nước được xây dựng, có những ngôi đền đã trở
thành “trung tâm hành hương” không chỉ ở cấp địa phương
mà còn ở cấp giáo phận hoặc giáo tỉnh. Do đó, đến nay cần
có môṭ cái nhı̀n khái quát về vấn đề thờ kính Thánh tử đaọ tại
Việt Nam, cùng bàn luận về một số vấn đề như: thánh tử đạo
là ai? Đặc điểm thành phần, nguồn gốc của thánh tử đạo tại
Việt Nam? Việc thờ kính Thánh tử đạo tại Việt Nam trước và
sau dấu mốc 19/6/1988 được quy định và diễn ra như thế
nào?... Bài viết này sẽ phần nào lý giải những vấn đề trên.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-31
Chuyên mục
Articles