Quan điểm và ứng xử của dòng Tên đối với thờ cúng tổ tiên của người Việt thế kỷ 17-18 (Qua một số tài liệu lịch sử) - (phần một)

  • Trương Thúy Trinh
Từ khóa: Thờ cúng tổ tiên; Nghi lễ Trung Hoa; dòng Tên; Giáo hội Công giáo; thế kỷ XVII - XVIII.

Tóm tắt

Thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tôn giáo, tín
ngưỡng lâu đời và phổ biến trong đời sống của người Việt.
Trong một thời gian dài, thờ cúng tổ tiên, hay nghi lễ Trung
Hoa trở thành chủ đề tranh luận gay gắt trong nội bộ Công
giáo. Thế kỷ XVII - XVIII, Giáo hội Công giáo ban hành
nhiều văn bản và thực thi nghiêm khắc lệnh cấm nghi lễ thờ
cúng tổ tiên. Đi ngược lại quan điểm chính thống của Giáo
hội Công giáo, dòng Tên có quan điểm và ứng xử ôn hòa
nhằm thích nghi với các truyền thống tôn giáo, tín ngưỡng địa
phương, trong đó có thờ cúng tổ tiên. Trên cơ sở khảo cứu
các nguồn tài liệu, tư liệu lịch sử, bài viết đưa ra cứ liệu
nhằm khẳng định sự thống nhất và mối quan hệ nhất quán
giữa quan điểm và ứng xử của dòng Tên trong việc ủng hộ
nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt. Bài viết bước đầu
đánh giá vai trò, ý nghĩa đóng góp của dòng Tên đối với sự
chuyển biến quan điểm nhận thức của Giáo hội Công giáo về
vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Việt nói riêng và các truyền
thống tôn giáo, tín ngưỡng phương Đông nói chung.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-29
Chuyên mục
Articles