Gita - Chí Tôn Ca trong triết lý chính trị của Mahatma Gandhi

  • Phạm Ngọc Thúy
Từ khóa: Triết lý của Gita; Triết lý chính trị; Gandhi; đấu tranh tự do.

Tóm tắt

Shrimad Bhagwad Gita (thường được gọi là Gita) là
một trong những cuốn sách quan trọng nhất của triết học
Hindu giáo. Nó là một phần của Bhisma Parva, thuộc sử thi
Mahabharata. Gita chủ yếu nói về ba nguyên tắc cơ bản là
Janana Yoga (Kiến thức), Bhakti Yoga (Thờ phụng) và Karma
Yoga (Bổn phận). Triết lý chính trị của Gandhi dựa trên một số
nguyên tắc, như: sự thật, phi bạo lực, tự chủ và đạo đức.
Những nguyên tắc này đã được ông thực hành trong sự nghiệp
chính trị của mình. Gandhi giới thiệu một số thuật ngữ mới
như Satyagraha - Chấp trì chân lý và bất hợp tác và phổ biến
thuật ngữ Swaraj - Tự trị. Tư duy chính trị Gandhi bị ảnh
hưởng bởi các chuẩn mực tôn giáo. Thời thơ ấu, sự hiểu biết
tôn giáo của Gandhi, sự ảnh hưởng qua cha mẹ và trong sự
nghiệp chính trị của mình, Gandhi đã đọc một số thánh điển
tôn giáo như Gita, nó đã ảnh hưởng đến sự hiểu biết chính trị
của ông. Gandhi trở về Ấn Độ năm 1915, ông đã tới nhiều
vùng đất trên quê hương mình để hiểu thêm các điều kiện
chính trị xã hội của Ấn Độ. Lúc đầu Gandhi tham gia vào một
phong trào nông dân tại Champaran ở Bihar, nơi ông lãnh đạo
thành công phong trào và khiến chính phủ đồng ý cung cấp
cứu trợ cho nông dân Champaran. Sau Champaran, ông lại
tham gia vào phong trào nông dân Kheda và chính phủ chấp
nhận yêu cầu của nông dân. Bằng cách này, Gandhi bắt đầu
tham gia lãnh đạo phong trào dân tộc chủ nghĩa của Ấn Độ.
Thành công của Gandhi trong những phong trào đầu tiên
trong sự nghiệp chính trị của ông là một dấu hiệu cho thấy sự
chấp nhận các nguyên tắc và phương pháp triết học của ông.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-29
Chuyên mục
Articles