Nghiên cứu về bình đẳng giới và văn hóa Ấn Độ cổ đại
Tóm tắt
Bài viết thể hiện quan niệm về bình đẳng giới và
bản chất cũng như địa vị của phụ nữ trong văn hóa Ấn Độ cổ
đại. Bình đẳng giới giữa nam và nữ có nghĩa là những hành
vi khác nhau, khát vọng và nhu cầu khác nhau của phụ nữ và
nam giới được xem xét, coi trọng và ủng hộ như nhau. Nhưng
đặc biệt ở Ấn Độ cổ đại, trong nền văn minh thung lũng sông
Ấn, phụ nữ có một vị thế đáng kính trong xã hội. Trong thời
kỳ đầu Veda, có rất nhiều nữ thần để tôn vinh phụ nữ. Trong
xã hội thời Veda, phụ nữ tham gia vào nghi lễ tôn giáo và các
hội đồng bộ lạc. Nhưng, trong thời kỳ Veda sau này, vị thế
của phụ nữ dần yếu đi. Thời kỳ này thấy rõ xu hướng ngày
càng phân tầng xã hội theo giới tính. Phụ nữ mất quyền chính
trị. Tảo hôn, hệ thống Sati nổi lên dưới hình thức của một
phong tục chính thức trong thời kỳ Veda sau này. Nhưng
trong văn hóa Phật giáo và Kỳ Na giáo, phụ nữ được tôn
trọng và có vị thế chính đáng trong xã hội.