Kitô hữu và sự chuyển biến chính trị-xã hội ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam

  • Nguyễn Quang Hưng
  • Nguyễn Thị Bạch Yến
Từ khóa: Công giáo; đạo Tin Lành; Kitô hữu; chuyển biến chính trị-xã hội; Việt Nam; bán đảo Triều Tiên.

Tóm tắt

Công giáo có mặt ở Việt Nam gần 500 năm kể từ
khi nó bắt đầu truyền giáo tới đây năm 1533. Tới nay, mặc
dù Công giáo (cộng cả đạo Tin Lành) chỉ chiếm 10% dân số
Việt Nam nhưng cộng đồng Kitô hữu đã có ảnh hưởng quan
trọng không chỉ tới văn hóa và xã hội trong khu vực, ví dụ
chữ quốc ngữ ở Việt Nam, mà còn cải thiện quá trình trao
đổi văn hóa giữa Việt Nam và các nước châu Âu. Bên cạnh
đó, cộng đồng Kitô hữu cũng có ảnh hưởng quan trọng đối
với sự chuyển đổi chính trị-xã hội ở Việt Nam, sự tan vỡ chế
độ quân chủ Khổng giáo và cùng với nó là sự chấm dứt tầng
lớp quan lại nho sĩ, đồng thời hình thành một tầng lớp trí
thức mới, tầng lớp tinh tú (elite) đóng vai trò thúc đẩy sự
phát triển chính trị-xã hội ở Việt Nam thế kỷ XIX và XX. Bài
viết này làm rõ vai trò của cộng đồng Kitô hữu đối với việc
thiết lập trật tự thế giới mới liên quan tới Việt Nam và có
một vài so sánh với bán đảo Triều Tiên, trên hai khía cạnh:
1) Góp phần chấm dứt chế độ quân chủ Khổng giáo, là một
tác nhân trong việc kiến tạo nhà nước nửa thế tục và thế tục
giai đoạn thuộc địa và hậu thuộc địa; 2) Góp phần hình
thành tầng lớp trí thức mới, tầng lớp tinh tú trong xã hội
Việt Nam từ thời thuộc địa đến nay.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-29
Chuyên mục
Articles