Nghệ thuật tạo tượng Yak (Hộ pháp) trong các ngôi chùa Phật giáo Theravada (Một vài so sánh giữa chùa Phật Ngọc ở Thái Lan với chùa Khmer ở Việt Nam)

  • Nguyễn Thị Tâm Anh
Từ khóa: Yak; hộ pháp; Phật giáo Theravada; Thái Lan; Khmer; Việt Nam.

Tóm tắt

Vùng văn hóa Đông Nam Á đã thể hiện rõ nét đặc
trưng “thống nhất trong đa dạng”. Quá trình giao lưu văn
hóa lâu dài của các dân tộc đã hình thành nên diện mạo văn
hóa vừa gắn với đặc trưng văn hóa từng dân tộc, vừa thể hiện
sắc thái văn hóa chung của toàn vùng. Tìm về giá trị văn hóa
của các quốc gia trong vùng để khẳng định tính thống nhất
của văn hóa vùng là vấn đề cần thiết. Văn hóa Thái Lan và
Khmer được kết hợp hài hòa bởi văn hóa truyền thống, văn
hóa Bà la môn giáo và Phật giáo Theravada. Đặc biệt dấu ấn
của Bà la môn giáo mặc dù chỉ là tàn dư so với Phật giáo
nhưng vẫn còn thể hiện khá đậm nét trong nghệ thuật tạo
hình ở chùa, trong nghệ thuật diễn xướng sân khấu,.... Một
trong số các hình tượng của văn hóa Bà la môn giáo trong
đời sống của người Thái là hình tượng Yak. Hình tượng này
xuất hiện với chức năng như vị hộ pháp bảo vệ người dân,
bảo vệ chùa. Điều này cho thấy vai trò của Yak đã bị Phật
giáo chi phối, bao trùm lên trên và Yak chỉ có ý nghĩa biểu
trưng cho điều thiện, điều lành.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-28
Chuyên mục
Articles