Quan điểm của Giáo hội Công giáo về quyền con người - Những giá trị và thách thức

  • Nguyễn Phú Lợi
Từ khóa: Quyền con người; Giáo hội Công giáo; giá trị; thách thức.

Tóm tắt

Quyền con người đã được đề cập đến trong Kinh
Thánh, được Chúa Giêsu và các tông đồ coi trọng và là một
trong những nội dung quan trọng của huấn quyền của Giáo hội
thể hiện trong học thuyết xã hội Công giáo. Tuy nhiên, trong
một thời gian dài Giáo hội chỉ thừa nhận quyền con người xuất
phát từ Thiên Chúa, do Thiên Chúa, mà phủ nhận, thậm chí chỉ
trích, lên án các quan niệm nhân quyền của xã hội thế tục, thành
quả đấu tranh của nhân loại được xác lập qua các cuộc cách
mạng xã hội. Chỉ đến thời Giáo hoàng Gioan XXIII (1958-1963)
và Công đồng Vatican II (1962-1965), Giáo hội mới thừa nhận
những quan điểm nhân quyền thế tục (luật dân sự) cũng như giá
trị nhân linh bên cạnh nhân quyền có nguồn gốc từ luật của
Chúa (giáo luật). Đây là nét đặc thù về nhân quyền theo quan
điểm của Giáo hội. Bài viết này trình bày quan điểm của Giáo
hội Công giáo về vấn đề nhân quyền. Xuất phát từ cách nhìn
nhận về con người là một hữu thể mang tính xã hội, con người
là một nhân vị, hơn nữa con người còn là một nhân vị có phẩm
giá, Giáo hội đưa ra những quan điểm của mình về quyền con
người, trong đó nhấn mạnh, nhân quyền trước hết xuất phát từ
luật của Thiên Chúa (giáo luật), song cũng có nguồn gốc xã
hội (luật dân sự). Từ sau Công đồng Vatican II, vấn đề quyền
con người càng được Giáo hội quan tâm, coi trọng hơn với
nhiều giá trị được thừa nhận, song nó cũng đang phải đối mặt
với những thách thức của xã hội hiện đại.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-26
Chuyên mục
Articles