Thiền sư Nguyễn Minh Không - Sự dung hợp văn hóa Phật - Đạo thời Lý

  • Nguyễn Thừa Hy
Từ khóa: Nguyễn Minh Không; Phật giáo; Đạo giáo; nhà Lý; Đại Việt.

Tóm tắt

Nhà Lý, “nổi tiếng về văn hiến”, là một vương triều
cân bằng đối trọng và dung hợp văn hóa. Đó là một triều đại
điển hình của sự phát triển bền vững và nhân bản trong tiến
trình lịch sử Việt Nam. Có thể coi đó là giai đoạn “hậu thuộc
địa thời trung đại”, vừa đề kháng vừa tự nguyện thâu nhận
những ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa từng đô hộ, dẫn tới một
sự dung hợp các tín ngưỡng tôn giáo nội sinh và ngoại nhập,
tạo nên một bản sắc lai tạo Đại Việt thời Lý đặc hữu độc đáo.
Đã có hiện tượng “tam giáo tịnh tồn”, song ở thời đoạn lịch
sử này, sự liên kết Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân
gian vẫn là một gam màu chủ đạo vượt trội so với Nho giáo.
Nhà Lý là một triều đình sùng Phật-Đạo, một nhà nước
khuyến khích Phật-Đạo cùng với những tín ngưỡng dân gian
bản địa cổ truyền. Một tầng lớp tăng-đạo đã hình thành với
nhiều cấp bậc. Họ đã ảnh hưởng sâu sắc đến đường lối trị
nước khoan dung và thân dân của triều đình cũng như trong
tâm thức xã hội của các tầng lớp nhân dân. Trong đó, thiền
sư Nguyễn Minh Không, một gương mặt pha trộn truyền
thuyết với lịch sử, thực sự có thể được coi là giao điểm đồng
quy của tín ngưỡng dân gian với hai tôn giáo Phật-Đạo cả về
mặt học thuyết giáo lý lẫn hành xử thực tiễn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-26
Chuyên mục
Articles