Thần linh Việt Nam qua các nguồn tư liệu của người phương Tây trước thế kỷ XX
Tóm tắt
Bài viết này, thông qua một số nguồn tư liệu nổi bật viết bằng chữ Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp và quốc ngữ, trình bày một cách tổng quan về các ghi chép và nhận xét của người phương Tây đến Việt Nam đối với các thần linh, tôn giáo và tín ngưỡng được thực hành ở Việt Nam (bao gồm Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, thờ cúng ông bà tổ tiên, tín ngưỡng đa thần của người Việt, v.v…). Các nguồn tư liệu có thể chia thành hai thời kỳ: 1) Thế kỷ XVII-XVIII bao gồm các ghi chép chủ yếu của các nhà truyền đạo - những người về cơ bản coi các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam là trở ngại cần vượt qua trong công cuộc truyền giáo; 2) Thế kỷ XIX bao gồm các ghi chép, nghiên cứu từ góc nhìn thế tục với thành phần các tác giả rất đa dạng (nhà truyền giáo, nhà ngoại giao, nhà báo, nhà khoa học)