Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương qua khảo sát chế độ tế tự thần linh triều Nguyễn (phần đầu)

  • Bằng Vũ Thanh
Từ khóa: Chế độ tế tự; thần linh; mối quan hệ; nhà nước; địa phương; triều Nguyễn

Tóm tắt

Chế độ tế tự thần linh triều Nguyễn là hệ thống các quy định về việc tế tự - thờ cúng thần linh đã được các vua triều Nguyễn thể chế hóa thành các điển lệ và văn bản pháp luật nhằm quản lý, điều chỉnh mọi mặt của tế tự thần linh từ cấp nhà nước (ở trung ương) cho tới địa phương (cấp tỉnh trở xuống), bao gồm: đối tượng được thờ cúng, cơ sở thờ tự, nghi lễ tế tự, chế tài xử lý vi phạm, v.v… Tuy nhiên, chế độ tế tự thần linh triều Nguyễn được hình thành, thực thi không chỉ mang tính áp chế nhằm quản lý từ triều đình, mà còn là kết quả của quá trình vận động thương lượng giữa địa phương với nhà nước trong việc giữ gìn và sáng tạo truyền thống địa phương. Bài viết này, thông qua việc khảo sát các tư liệu lịch sử nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nhà nước và địa
phương qua chế độ tế tự thần linh triều Nguyễn 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-06-29
Chuyên mục
TÔN GIÁO - VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN