Quan điểm giải thoát trong tư tưởng Trần Nhân Tông - Tổ thứ nhất Thiền phái Trúc Lâm

  • Giang Đỗ Hương
Từ khóa: Trần Nhân Tông; Thiền phái Trúc Lâm; giải thoát; nhận thức; nhân sinh

Tóm tắt

Trong phạm vi bài viết này, tác giả xem xét quan điểm giải thoát của Trần Nhân Tông trên hai phương diện: 1) Trên phương diện nhận thức, Trần Nhân Tông cho rằng, để giải thoát thì phải thấy được bản thể, hay thấy được tâm. Xuất phát từ quan điểm, bản thể là cái không tướng, không hình, không sinh, không diệt, là cái không thể dùng ngôn ngữ, văn tự mô tả được, nên ông cho rằng, muốn nhận thức bản thể đó thì không nên bám víu vào khái niệm. Bởi vì, khái niệm, ngôn ngữ không toàn bích, không thể khái quát hóa một hiện thực luôn luôn thay đổi cho nên không thể nào diễn đạt được chân lý. Trần Nhân Tông còn yêu cầu phải phá chấp. Khi đã phá bỏ được định kiến chủ quan thì sẽ đạt đến chân lý, tức đạt giải thoát; 2)Trên phương diện nhân sinh, Trần Nhân Tông khuyên người ta nên tìm lại sự hồn nhiên chân thực của mình, sống hòa đồng với thiên nhiên để không vướng vào khổ lụy. Ông còn khuyên người ta thoát khổ bằng cách sống phù hợp với quy luật. Khi sống phù hợp với quy luật tức là đã đạt được giải thoát.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-06-29
Chuyên mục
TÔN GIÁO - VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN