Liệu tôn giáo có thúc đẩy sự phát triển bền vững môi trường? Khảo cứu vai trò của tôn giáo trong quá trình chuyển đổi năng lượng địa phương

  • JENS KOEHRSEN
  • Ngọc Hoàng Thị Bích
Từ khóa: Biến đổi khí hậu; sinh thái học; Đức; các hệ thống đổi mới cấp vùng; tôn giáo

Tóm tắt

Bài viết khảo cứu vai trò của tôn giáo trong quá trình chuyển đổi năng lượng cấp địa phương. Bằng phương pháp kết hợp những hiểu biết từ (a) nghiên cứu về phát triển bền vững và (b) đóng góp học thuật về tôn giáo và sự phát triển bền vững, cách tiếp cận mang tính lý thuyết để mô tả vai trò của tôn giáo trong quá trình chuyển đổi năng lượng địa phương đang được phát triển. Tôn giáo được quan niệm như một tiểu hệ thống (subsystem) trong các tiểu hệ thống khác của địa phương có khả năng đóng góp bằng chính năng lực của họ cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Ba chức năng tiềm năng của tôn giáo được xác định: (1) Vận động và đóng vai trò trung gian trong lĩnh vực công; (2) ‘Hiện thực hóa’ các quá trình chuyển đổi dưới hình thức tham gia vào các dự
án liên quan đến chuyển đổi phát triển bền vững; (3) Phổ biến các giá trị và thế giới quan để khuyến khích thái độ và hành động vì môi trường. Các chức năng này được nghiên cứu qua trường hợp chuyển đổi năng lượng đang diễn ra tại Emden, một thành phố nằm phía Tây Bắc nước Đức. Mặc dù tôn giáo tham gia ở các mức độ khác nhau, mỗi chức năng trong ba chức năng nêu trên không đảm nhận vai trò chủ đạo liên quan đến các tiểu hệ thống khác của địa phương. Các nhân tố từ các tiểu hệ thống xã hội khác xuất hiện để kiểm soát những chức năng này một cách hiệu quả hơn. Do đó, có một số chỉ báo về một chức năng cụ thể của tôn giáo trong khu vực mà hoạt động môi trường ở tầm mức cao này. Những kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ giả thuyết trước đây rằng, tôn giáo có ảnh hưởng quan trọng tới quá trình chuyển đổi bền vững. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-06-29
Chuyên mục
TÔN GIÁO - VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN