Bàn về sự truyền bá và giao thoa Đạo giáo ở Đông Nam Á (Lấy Đạo giáo Nam truyền vào Việt Nam làm ví dụ)
Tóm tắt
Đạo giáo là tôn giáo truyền thống của Trung Quốc lấy “đắc đạo thành tiên” làm niềm tin cơ bản, tôn chỉ tối cao của “đạo” đã sớm được truyền đến khu vực Đông Nam Á qua con đường Vân Nam hoặc Quảng Tây. Đến nay Đạo giáo đã trở thành một trong những biểu tượng mang tính tượng trưng và có sức ảnh hưởng đậm nét nhất trong văn hóa Việt Nam. Xét về mặt thời gian, Đạo giáo truyền vào Việt Nam từ khi mới sáng lập, bắt đầu từ tầng lớp bình dân đến tầng lớp thượng lưu, trải qua 19 thế kỷ lại quay trở về dân gian, hình thành nên một quá trình lịch sử truyền giáo lâu dài. Xét về con đường truyền giáo, buổi đầu Đạo giáo truyền vào Việt Nam theo đường bộ (Vân Nam hoặc Quảng Tây). Sau đó đến khởi nghĩa Tôn Ân, Lư Tuần thời Đông Tấn, Thiên Sư đạo lại được truyền vào Việt Nam qua đường biển. Được sáng lập từ thời Kim Nguyên, Toàn Chân đạo trong quá trình truyền giáo xuống phía Nam thời kỳ cuối đời nhà Minh đầu đời nhà Thanh cũng vào Việt Nam bằng nhiều con đường. Đạo giáo Việt Nam và Đạo giáo Trung Quốc hình thành quan hệ cội nguồn. Đạo giáo trong quá trình truyền giáo vào Việt Nam đã vượt qua văn hóa, vượt qua dân tộc, vượt qua tôn giáo để hình thành nên đặc điểm sau: Tín ngưỡng thờ thần linh là biểu tượng tượng trưng chủ yếu của Đạo giáo khi truyền giáo vào Việt Nam; Đạo giáo thường kết hợp đồng hành cùng Phật giáo; Thần linh của Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam pha trộn với nhau, phát triển thành một số đạo phái mới mang màu sắc văn hóa dân gian Việt Nam, trong đó có đạo Cao Đài và thờ Mẫu chịu ảnh hưởng nhiều nhất; sách khuyến thiện là một phương thức Đạo giáo tiến hành giáo hóa dân chúng và truyền giáo lý. Phương thức này đã phát huy tác dụng nhất định trong việc tạo động thái cân bằng trên phương diện gắn bó kết cấu xã hội với truyền thống văn hóa.