Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ)

  • Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
  • Thụ Nguyễn Hữu
Từ khóa: Bắc Bộ; tín ngưỡng; thờ Mẫu; kinh tế

Tóm tắt

Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ là một loại hình tín ngưỡng dân gian được ra đời từ rất sớm trong lịch sử. Cùng với thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu đã có sự biến đổi để có thể phản ánh được sự thay đổi của xã hội Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Nếu như trước thế kỷ XVI, tín ngưỡng thờ Mẫu gắn nhiều với nền kinh tế nông nghiệp thì sau thế kỷ XVI đã dần chuyển sang phản ánh nền kinh tế hàng hóa với vai trò mới nổi của các thương nhân (qua hình ảnh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Tam Tòa Thánh Mẫu). Cho đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn tiếp tục phát triển trong mối quan hệ mật thiết với hoạt động thương mại. Hàng loạt các đền phủ thờ Mẫu được mọc lên trên con đường buôn bán Bắc - Nam với sự tham gia của hầu hết các con nhang, đệ tử là những người làm ăn buôn bán. Khi tham gia vào các sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu, các con nhang đệ tử đã tìm thấy cho mình chỗ dựa về tinh thần để có thể tự tin tham gia các hoạt động kinh tế. Đồng thời, bản thân các cộng đồng dân cư - nơi đặt các đền, phủ Mẫu hoặc các bản hội với vai trò trung tâm là các đồng thầy - cũng chịu sự tác động mạnh mẽ trên phương diện đời sống kinh tế.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-04
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC