Đạo Tin Lành và kinh tế tôn giáo ở Đông Nam Á: Bối cảnh của một vấn đề mang tính thời sự khu vực

  • Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
  • Pascal Bourdeaux
Từ khóa: Tôn giáo-Kinh tế, Tin Lành, truyền giáo, Đông Nam Á.

Tóm tắt

Bài viết phác họa mối quan hệ chặt chẽ và lâu đời giữa đạo Tin Lành và kinh tế qua việc nghiên cứu trường hợp diễn ra ở Thái Lan, Indonesia và Singapore. Trước hết, tác giả gợi lại nguồn gốc của cuộc thảo luận này rồi đặt nó trong chiều dài lịch sử, từ thời tiền công nghiệp đến thời hậu thuộc địa. Tác giả phân chia theo niên đại để phục nguyên và đánh giá tốt hơn sự tương tác giữa kinh tế và văn hóa trong sự vận hành tiến triển của thế kỷ XXI và từ đó đặt ra câu hỏi là làm thế nào mà các nước Đông Nam Á điều chỉnh các vấn đề đa dạng tôn giáo và phát triển kinh tế ở cấp độ quốc gia. Chuyên khảo được lấy cảm hứng từ các thuật ngữ trong “Research and Training on Religion and Rule of Law Program”1 (Chương trình nghiên cứu và giảng dạy Tôn giáo và Pháp quyền) đặc biệt là phạm vi lý luận và thực tiễn được viết dưới hình thức tổng hợp hơn là phân tích. Bài viết với ba mục đích: Chia sẻ những suy ngẫm mang tính phương pháp luận về những tương
tác Tôn giáo- Kinh tế trong khối ASEAN; đưa ra một số kết luận qua công trình tập thể về truyền giáo của đạo Tin Lành ở Đông Nam Á mà tác giả là đồng chủ biên; và cung cấp thêm một số suy ngẫm về sự đóng góp của khoa học lịch sử vào cuộc thảo luận và kinh nghiệm thực tế.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-04
Chuyên mục
TÔN GIÁO Ở NƯỚC NGOÀI