Hiện tượng “gian đạo sĩ” ở Nam Bộ thế kỷ 19

  • Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
  • Phong Nguyễn Thanh
Từ khóa: Nam Bộ; gian đạo sĩ; tôn giáo nội sinh; thế kỷ 19

Tóm tắt

“Gian đạo sĩ” là cách nhà Nguyễn từ thời Thiệu Trị trở về sau và cả chính quyền thuộc địa của người Pháp sau này thường dùng để gọi những người lãnh đạo các phong trào tôn giáo dân gian ở Nam Bộ. Đây không phải là việc ngẫu nhiên, mà có nguồn gốc sâu xa, bởi lẽ nhà cầm quyền trong thời gian này dường như đã nhìn thấy mối quan hệ mật thiết giữa các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ với các phong trào đấu tranh vũ trang chống chính quyền của nhiều giáo phái dân gian ở Hoa Nam, Trung Quốc. Trong bài viết này, tác giả kết hợp phân tích các dữ kiện lịch sử, dựa trên điểm tương đồng cốt lõi trong hình thức tín ngưỡng Ngũ Công Vương Phật, và khảo cứu các câu truyện truyền miệng và tư liệu thành văn ghi chép về các ông đạo từng bị mệnh danh là “gian đạo sĩ” nhằm làm rõ một hiện tượng văn hóa, tôn giáo thú vị ở Nam Bộ thế kỷ 19.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-28
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC