Lễ hội bỏ mả của người Êđê: Vai trò, giá trị của nó trong đời sống cộng đồng

  • Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
  • Kỳ Đỗ Hồng
Từ khóa: Nghi lễ; lễ hội; Ê đê; Đăk Lăk

Tóm tắt

Bài viết giới thiệu tục lệ giữ mả, tín ngưỡng về linh hồn của người Êđê, quy mô tổ chức, diễn biến, lễ hội bỏ mả của cư dân này. Tác giả cũng trình bày không gian thiêng, môi trường - lễ bỏ mả - thể hiện văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật về vai trò giá trị của lễ hội bỏ mả trong đời sống xã hội, văn hóa tâm linh của người Êđê. Bài viết tiếp cận đối tượng dưới góc độ nhân học văn hóa và nhân học tôn giáo. Người Êđê cư trú lâu đời và chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk, ở một số vùng thuộc tỉnh Gia Lai, Phú Yên và Khánh Hòa. Họ là chủ nhân của kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc. Trong đó có các di sản như cồng chiêng, sử thi mang tầm khu vực và thế giới1. Gần một thế kỷ nay, văn hóa dân gian Êđê đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài (chủ yếu là người Pháp) và các nhà nghiên cứu Việt Nam. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu to lớn về nghiên cứu cồng chiêng và sử thi, nhiều thành tố văn hóa dân gian khác chưa được tìm hiểu thấu đáo, toàn diện, nhất là chưa có cái nhìn từ chủ thể văn hóa. Với bài viết này, chúng tôi cố gắng khắc phục hạn chế kể trên

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-09
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC