Các chúa Nguyễn với tôn giáo ở Nam Bộ (thế kỷ XVII - XVIII)

  • Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
  • Bá Vương Lê
Từ khóa: Tôn giáo, chúa Nguyễn, Nam Bộ

Tóm tắt

Qua trình khai phá và chiếm lĩnh Nam Bộ của người Việt diễn ra mạnh mẽ từ thế kỷ XVII trong khi Chân Lạp ngày càng suy yếu. Cũng trong quá trình ấy, qua việc tổ chức khai hoang, bảo vệ cư dân, tham gia vào việc giải quyết mối qua hệ giữa Xiêm - Chân Lạp - Champa - Đàng Trong và họ Mạc ở Hà Tiên, các chúa Nguyễn đã từng bước xác lập chủ quyền trên đất Nam Bộ. Là thế lực đứng đầu Đàng Trong, các chúa Nguyễn hiểu hơn ai hết, muốn thu phục được nhân tâm để ổn định và phát triển vùng đất mới phải luôn đáp ứng đời sống tâm linh của các cộng đồng người nơi đây. Thực hiện mục tiêu đó, vấn đề tôn giáo được những người đứng đầu Phủ Chúa đối ứng một cách linh hoạt thông qua chính sách di dân khai phá vùng đất mới với tinh thần tự do và đồng tồn. Bên cạnh đó, các chúa Nguyễn đã chú trọng hoằng dương Phật giáo Bắc tông, dùng Phật giáo để hộ quốc an dân.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-21
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC