Hoạt động xã hội của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam: Tiếp cận từ nghiên cứu pháp nhân tôn giáo

  • Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
  • Lan Hiền Đỗ
Từ khóa: Hoạt động xã hội; tổ chức tôn giáo; pháp nhân tôn giáo.

Tóm tắt

Các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước Việt Nam về lĩnh vực tôn giáo (trước khi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo số 02/2016/QH14 có hiệu lực thi hành) không nói đến “pháp nhân tôn giáo” mặc dù pháp luật đều đã thừa nhận (công nhận) các tổ chức tôn giáo, cho phép các tổ chức tôn giáo được đăng ký sinh hoạt, hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật hiện hành. Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo số 02/2016/QH14 là văn bản pháp lý mới nhất đề cập đến pháp nhân của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Sau khi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo được ban hành và có hiệu lực, các tổ chức tôn giáo chờ đợi ở Luật những quy định về pháp nhân cho tổ chức tôn giáo để họ được đại diện pháp nhân của mình tham gia vào các giao dịch dân sự, hoạt động xã hội khác ngoài hoạt động tôn giáo. Song vấn đề pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam có những khác biệt so với thế giới sẽ được bàn đến trong bài viết này. Với chủ đề này, bài viết sẽ giải quyết mấy vấn đề sau: Pháp nhân và pháp nhân tôn giáo là gì? Pháp nhân tôn giáo trong các hoạt động xã hội ở Việt Nam so sánh thế giới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-20
Chuyên mục
TÔN GIÁO - VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN