Vài đặc điểm thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ

  • Nguyễn Ngọc Thơ

Tóm tắt

[1]

Trong tâm thức người Việt, mỗi vị thần đều có những “bổn phận”, chức năng riêng. Các vị thần khác nhau liên quan đến các phạm trù, bình diện khác nhau của đời sống nhân sinh, ví dụ, Bà Chúa Xứ cai quản vùng đất, Bà Thủy cai quản vùng nước, Quan Thế Ấm Bồ Tát cứu độ chúng sinh, Thiên Hậu vừa là thần biển (Hải thần) vừa là Mẫu thần ban phúc lành (phúc thần), v.v.. Do vậy, các dân tộc có xu hướng thờ đa thần với mong mỏi bất cứ ước vọng nào cũng có thần linh nghe thấy. Tục thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa được người Việt ở Tây Nam Bộ tiếp nhận trong quá trình cùng sinh sống ở vùng đất này. Như một hệ quả tất yếu, một bộ phận người Việt đã xây cất miếu Thiên Hậu và tổ chức sinh hoạt tôn giáo của riêng mình. Bài viết này khái quát một số đặc điểm miếu thờ Thiên Hậu của người Việt ở Tây Nam Bộ.


[1] Bài viết này được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số IV5.2-2012.20.

Tác giả

Nguyễn Ngọc Thơ
Editor
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-01-16
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC