Hoạt động giáo dục Phật giáo trong Phong trào Chấn hưng Phật giáo Miền Trung (1932-1951)

  • Dương Thanh Mừng

Tóm tắt

Từ những năm đầu thế kỷ XX, Phật giáo Việt Nam nói chung, Miền Trung nói riêng đang phải đối diện với vấn nạn thất học diễn ra ngày càng phổ biến trong tăng chúng. Do đó, công tác giáo dục và đào tạo tăng ni sinh được xem là nhiệm vụ thiết yếu đặt ra lúc này. Bằng sự linh hoạt, sáng tạo, Phong trào Chấn hưng Phật giáo Miền Trung không những đã tạo dựng được một nền tảng giáo dục mang tính khoa học, hiện đại mà nó còn tạo nên sức bật cho sự phát triển của Phật giáo trong các giai đoạn tiếp theo. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đi vào phân tích và trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động giáo dục Phật giáo trong Phong trào Chấn hưng Phật giáo Miền Trung. Qua đó góp phần làm sáng tỏ hơn vai trò, vị trí của giáo dục Phật giáo Miền Trung trong tiến trình chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 

Tác giả

Dương Thanh Mừng
Editor
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-25
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC