Hệ tư tưởng Pancasila và tư tưởng thần học về các tôn giáo của Muslim Indonesia (phần một)

  • Steenbrink Karel A.

Tóm tắt

Indonesia là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo với hơn 80% dân số theo Islam giáo. Năm 1945, cùng với việc tuyên bố Indonesia là một quốc gia độc lập, Pancasila chính thức trở thành hệ tư tưởng nền tảng của Nhà nước Indonesia. Mặc dù về mặt hình thức, Pancasila chịu ảnh hưởng của tư tưởng thần học Islam giáo, nhưng với mục tiêu đoàn kết - hòa hợp tôn giáo, hệ tư tưởng Pancasila luôn là cơ sở để Nhà nước Indonesia thực thi các chính sách tôn giáo, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tôn giáo. Trong bài viết này, thông qua việc khái quát chính sách tôn giáo của Indonesia từ năm 1945 - 1998, tác giả Rarel A. Steenbrink cung cấp một cái nhìn đa chiều về hệ tư tưởng Pancasila nói riêng và tư tưởng thần học Islam giáo của người Islam giáo Indonesia nói chung trong cách nhìn nhận, ứng xử với các tôn giáo khác.

Tác giả

Steenbrink Karel A.
Editor
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-25
Chuyên mục
TÔN GIÁO - VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN