Phật giáo trong đời sống người dân làng Vân thế kỷ 17-19 qua nguồn sử liệu văn bia

  • Ngô Văn Cường

Tóm tắt

Văn bia là một loại hình văn bản đá khá đặc biệt được trình bày công phu, chạm trổ tinh tế, mang giá trị thẩm mỹ cao. Loại hình văn bản này gắn với các nơi thờ cúng, lưu niệm, danh lam cổ tích,... Vì thế, mỗi tấm bia từ hình thức đến nội dung đều được quy ước chặt chẽ, hình thành phong cách, phản ảnh khả năng nhận thức và thẩm mỹ của từng giai đoạn lịch sử xã hội. Văn bia ở làng Vân từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX là một nguồn tư liệu có giá trị nghiên cứu về nhiều lĩnh vực, trong đó có tôn giáo. Bài viết này trình bày vị trí của Phật giáo trong đời sống người dân làng Vân thể hiện qua văn bia, đồng thời góp phần nghiên cứu một khía cạnh văn hóa làng xã Việt Nam.

Tác giả

Ngô Văn Cường
Editor
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-22
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC