Bàn thêm về nguyên nhân theo Tin lành của người Hmông...

  • Nguyễn Quang Hưng

Tóm tắt

Những năm gần đây, sự phát triển của Tin Lành trong đồng bào Hmông và một số tộc người khác ở khu vực Tây Bắc có nhiều biến động. Do tính chất cộng đồng người Hmông và một số tộc người khác nhau cùng sinh sống trên vùng lãnh thổ nhiều quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar, điều này trở thành câu chuyện không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà là vấn đề chung của nhiều nước[i]. Ở Việt Nam, việc Tin Lành trong một thời gian ngắn bùng phát ở cộng đồng người Hmông và một số dân tộc thiểu số kéo theo nhiều hệ lụy đa chiều cả tích cực và tiêu cực trên các mặt văn hóa - xã hội và chính trị - xã hội. Tuy hiện nay các cấp chính quyền đang tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác  đối với Tin Lành, nhưng không ít các cấp chính quyền địa phương vẫn có những băn khoăn, chưa hẳn đã thông tỏ. Bài viết này tìm cách lý giải những nguyên nhân khiến một bộ phận người Hmông theo Tin Lành. Đây mới chỉ là những phác họa ban đầu, cần có sự tiếp tục nghiên cứu để có những nhận định và đánh giá khách quan khoa học một cách toàn diện hơn

CHÚ THÍCH:

1      Cộng đồng người Hmông ở Việt Nam hiện có khoảng 1,14 triệu đồng bào cư trú, tập trung nhiều nhất ở Hà Giang (231.464 người), Điện Biên (170.548 người), Sơn La (157.263 người), Lào Cai (146.147 người), Lai Châu (83.324 người), Yên Bái (81.921 người) và ở nhiều tỉnh khác thuộc miền núi phía Bắc. Về số liệu người Hmông trên thế giới, đông nhất là ở Trung Quốc với khoảng 9,6 triệu người (2000), tạo thành tộc người đông thứ 5 ở nước này. Tiếp đó là ở Việt Nam, với trên 1 triệu người (2009), Lào có gần nửa triệu (2005). Riêng ở Mỹ cộng đồng người Hmông có tới 270 ngàn người (2010), hình thành chủ yếu do sự di cư của đồng bào Hmông từ khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh Việt Nam.

Tác giả

Nguyễn Quang Hưng
Editor
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-08-31
Chuyên mục
TÔN GIÁO - VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN