Mấy đặc điểm về các hiện tượng tôn giáo mới ở Miền Bắc hiện nay

  • Lê Tâm Đắc

Tóm tắt

Từ giữa thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, hàng loạt hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là khu vực Miền Bắc, được ví như “nấm mọc sau mưa”. Sự hình thành và phát triển của chúng có ảnh hưởng khá mạnh mẽ, cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Cho nên, chúng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cá nhân và tổ chức trong xã hội. Dẫu vậy, cho đến nay, về phương diện chính sách tôn giáo, chính quyền Việt Nam các cấp vẫn lúng túng trước các hiện tượng này. Trong bối cảnh đó, việc có thêm những nghiên cứu để hiểu biết rõ ràng hơn, đầy đủ hơn và cập nhật hơn về các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay vẫn cần thiết. Bài viết này, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đi trước kết hợp với tư liệu khảo sát thực tế của cá nhân năm 2014 tại một số tỉnh thành như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai tập trung tìm hiểu các hiện tượng tôn giáo mới ở Miền Bắc hiện nay ở các phương diện: số lượng và tên gọi, địa bàn và thời điểm xuất hiện, người đứng đầu và người tin theo, kinh sách và giáo lý, cơ sở thờ tự và đối tượng thờ tự, hệ thống tổ chức và giáo phẩm, thực hành nghi lễ và tu tập, tác động đến đời sống xã hội.

Tác giả

Lê Tâm Đắc
Editor
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-08-30
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC