Sự chuyển dịch mô thức nghiên cứu khoa học xã hội về tôn giáo

  • Lai Chi-tim

Tóm tắt

Bài viết này khảo sát mô thức chung trong nghiên cứu khoa học xã hội về tôn giáo. Bài viết bàn về sự đối lập giữa tôn giáo và khoa học xã hội theo hình thức cổ điển không những có thể dẫn tới sự khác biệt thế giới quan giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại mà điều quan trọng hơn cả là phương pháp của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa khoa học theo mô hình của khoa học tự nhiên.

Thoát khỏi sự đối lập này, Diễn dịch học trong khoa học xã hội đề xuất sự chuyển đổi mô thức trong việc nghiên cứu ý nghĩa hành động của con người, trong đó có tôn giáo. Phương pháp này đối lập với ý nghĩa hành động trong bối cảnh lịch sử, văn hóa bị giản lược dành cho các hoạt động hợp pháp; không chỉ là khoa học khách quan từ việc quan sát và sự giải thích diễn dịch là đối tượng của cuộc điều tra. Hơn nữa, lý giải hành động của con người trên cơ sở thực tiễn xã hội, ý nghĩa của cái gọi là chủ thể tương tác dành cho chủ thể trong một tình huống.

Từ quan điểm của Diễn dịch học, bài viết này đề xuất nghiên cứu khoa học xã hội về tôn giáo nên bác bỏ mục tiêu thực chứng mà bằng cách này hay cách khác sẽ giản lược tính phức tạp của tôn giáo như trường hợp của lý thuyết khách quan hay quy phạm chung trong khoa học xã hội. Hơn nữa, tiếp cận của Diễn dịch học bắt đầu từ định đề rằng ý nghĩa của tôn giáo một phần tạo thành lối sống của con người và trong tương lai ở một mức độ nào đó tôn giáo cần phải được giải thích, diễn giải, làm sáng tỏ và có thể sử dụng trong diễn thuyết công khai.

Tác giả

Lai Chi-tim
Editor
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-08-11
Chuyên mục
TÔN GIÁO - VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN