Truyền giáo Tin Lành vào các tộc người thiểu số...

  • Nguyễn Xuân Hùng

Abstract

Ngay sau khi lập cứ điểm truyền giáo đầu tiên tại Đà Nẵng vào năm 1911, các giáo sĩ của Hội Truyền giáo CMA (The Christian and Missionary Alliance) biết rằng Việt Nam là đất nước có nhiều tộc người, từ đó để tâm tìm hiểu về các tộc người thiểu số tại đây và lập kế hoạch truyền giáo. Vùng nam Trường Sơn - Tây Nguyên là nơi tập trung sinh sống của vài chục tộc người thiểu số với văn hóa, phong tục, tập quán, thờ cúng bản địa phong phú đã được các giáo sĩ Tin Lành đặc biệt quan tâm. Từ cuối những năm 1920 đến năm 1975, khu vực này trở thành một “công trường thuộc linh” sôi động với sự nỗ lực truyền giáo của nhiều hệ phái Tin Lành ở Việt Nam và trên thế giới. Nghiên cứu lịch sử truyền giáo, kết quả truyền giáo tại khu vực nam Trường Sơn - Tây Nguyên sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến Tin Lành tại Việt Nam. Đây là những nội dung chính của bài viết này.

Tác giả

Nguyễn Xuân Hùng
Editor
điểm /   đánh giá
Published
2016-06-29
Section
Religions and the Nation