PHÂN TÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LÝ TRONG CÔNG HÀM NĂM 2016 VÀ CÔNG THƯ NĂM 2020 CỦA HOA KỲ NHẰM PHẢN ĐỐI CÁC YÊU SÁCH CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG

  • Đình Lành Cao
  • Hồ Nhân Ái
Từ khóa: Biển Đông, quyền tự do hàng hải, yêu sách, đảo, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Việt Nam.

Tóm tắt

Ngày 28 tháng 12 năm 2016, Hoa Kỳ đã gửi cho Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc một công hàm với nội dung phản đối các yêu sách hằng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Công hàm này đáp lại các tài liệu của Trung Quốc công khai lưu hành nhằm khẳng định các yêu sách của họ ở Biển Đông. Tiếp đó, ngày 1 tháng 6 năm 2020, Hoa Kỳ gửi một Công thư lên Liên hợp quốc, với nội dung tiếp tục và nhấn mạnh các phản đối của mình về các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông. Nhìn một cách tổng thể, công thư ngày 1 tháng 6 năm 2020 là phản ứng lại với Công hàm số CML/14/2019 của Trung Quốc gửi lên Liên hợp quốc nhằm phản đối của đệ trình của Malaysia về ranh giới ngoài của thềm lục địa. Bài viết tập trung phân tích một số khía cạnh pháp lý đối với các nội dung mà Hoa Kỳ đề cập đến trong Công hàm 2016 và Công thư 2020. Các nội dung này tập trung vào các vấn đề như: (1) quyền tự do hàng hải trên biển Đông; (2) các vấn đề về đảo và xác định vùng biển dựa trên cơ sở các đảo; (3) chế độ pháp lý của bãi cạn lúc chìm lúc nổi. Các vấn đề này được phân tích trên cơ sở Công ước luật biển 1982 và các quy định liên quan khác của pháp luật quốc tế.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-16