QUYỀN SAO CHÉP VÀ TRÍCH DẪN TÁC PHẨM TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

  • Đình Lành Cao
  • Nguyễn Trọng Luận
Từ khóa: quyền sao chép, trích dẫn, tác phẩm, quyền tác giả, sở hữu trí tuệ

Tóm tắt

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền tác giả có độc quyền trong việc sao chép tác phẩm và có quyền cho phép hoặc ngăn cấm người khác thực hiện sao chép tác phẩm của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu quyền không có quyền ngăn cấm người khác sao chép tác phẩm. Bên cạnh đó, trích dẫn hợp lý tác phẩm của người khác để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình cũng là hành vi hợp pháp. Việc ghi nhận những ngoại lệ quyền tác giả này là một điểm rất tiến bộ của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải bàn luận xoay quanh vấn đề này. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành liên quan đến quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục, đồng thời chỉ ra một số bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm từ Pháp, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-07